5 cách xử lý rác thải nhựa hiện nay trên thế giới P2

November 13, 2020

Tiếp nối bài viết trên các cách xử lý rác thải nhựa trên thê giới P1 , P2 này chúng tôi sẽ liệt kê 2 cách còn lại và cũng như tiềm năng của 2 cách này trong tương lai

4. Phân hủy nhựa bằng cách biến chúng thành nhiên liệu

Cách phân hủy nhựa bằng việc biến chúngthành nhiên liệu

Một nhóm các nhà nghiên cứu hóa học tại Purdue đã tìm ra phươngpháp tái chế nhựa polypopyle (dùng trong đồ chơi, bao bì sản phẩm, thiết bị ytế) thành các nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông và được công bốtrên trang Sustainable Chemistry and Engineering.

Theo những cách này, các nhà hóa học tại Purdue Linda Wang vàcác đồng nghiệp đã đun nóng nước siêu tới hạn (đây là loại nước ở áp suất vànhiệt độ cao dùng trong tái chế nhựa) nhiệt độ lên tới 716 – 932° F và ở áp suất lớn hơnkhoảng 2.300 lần so với áp suất bầu khí quyển ở dưới mực nước biển. Sau đó, cácchất thải polypropylene tinh khiết sẽ được cho vào nước siêu tới hạn. 

Tùy theo loại nhiệt độ, các loại nhựa này sẽ được chuyển hóa chỉtrong vòng vài giờ ngắn ngủi. Nếu như để ở 850° F thì thời gian chuyển đổi sẽ thấp hơn 1 giờ. Cuối cùng, cácnhà nghiên cứu thu được xăng và dầu giống như là dầu diesel.

Các nhà nghiên cứu còn phát biểu rằng họ có thể chuyển đổi lêntới 90% nhựa thải polypropylene của thế giới mỗi năm thành nhiên liệu xăng dầu.Tuy vậy do các tính chất phức tạp về công nghệ cũng như là khả năng tiêu tốnnăng lượng rất lớn. Bên cạnh đó cách điều chế này cũng đòi hỏi rất cao về chấtlượng của mẫu phẩm tái chế nên cách xử lý này vẫn chưa được áp dụng ở trên quymô lớn.

5. Cách phân hủy nhựa bằng côn trùng

Nhựa được phân hủy bằng các loại sâu ănnhựa

Bên cạnh việc dùng các loại vi khuẩn ăn nhựa hay vi khuẩn dùngđể phân hủy nhựa thì ta còn có cách phân hủy nhựa khác. Đó chính là xử lý các rácthải nhựa bằng các loại côn trùng có được khả năng ăn nhựa, các côn trùng nàyđã được các nhà nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới.

Federica Bertocchini là nhà khoa học ở đại học Cantabria ở TâyBan Nha, ông đã thực hiện thí nghiệm này trên sâu sáp, đây là một loại sâu gâyhại chuyên ăn tổ ong. Khi chúng được bỏ lên những túi nhựa được làm từpolyethylene, kết quả cho thấy thật bất ngờ chỉ 100 con sâu đã có thể ăn hết 92mg nhựa chỉ trong vòng 12 tiếng và phân hủy nhựa thành các ethylene glycol.

Các nghiên cứu này bước đầu cũng được nghiên cứu ở Việt Nam. Cụthể là: 

Sau khi đã đọc được một bài báo về việc một số loài sâu có thể ănđược nhựa, dưới sự chỉ dẫn của thầy Phạm Vũ Thành An và cô Vũ Đặng Hạn Nguyên – hiện là Giảng viên Viện Khoa học côngnghệ và Môi trường trường Đại học Nha Trang. Cùng đó là hai em Trần Hoàng Maivà Thái Mỹ Huyền (lớp 9/1 tại trường THCS Võ Văn Ký) thuộc thành phố Nha Trang,tỉnh Khánh Hòa đã cùng nhau nghiên cứu về dự án các loại sâu có thể ăn đượcnhựa. Kết quả thực tế cho thấy rằng sâu sáp và sâu rồng là 2 loại ấu trùng cókhả năng ăn và chuyển hóa được các hợp chất cao phân tử như nhựa. 

Tuy nhiên đây mới chỉ là một giải pháp tiềm năng trong phòng thínghiệm mà thôi vì khả năng phân hủy nhựa của 2 loại sâu còn có nhiều hạn chế(chưa được tới 1mg nhựa/1 con sâu trong 12 tiếng) và ngoài ra, ethylene glycollà sản phẩm được tạo ra từ quá trình phân hủy nhựa từ sâu cũng là một hợp  chất cực kỳ độc hại với nhiều loài. Trongđó bao gồm cả con người, cho nên việc sử dụng sâu để phân hủy nhựa vẫn cần phảinghiên cứu kỹ càng thêm để có thể trở thành phương hướng xử lý nhựa tiềm năngtrong một tương lai không xa.

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now