5 cách xử lý rác thải nhựa hiện nay trên thế giới P1

November 13, 2020

1. Phân hủy nhựa bằng thiêu đốt hoặc chôn dưới lòng đất

Cách phân hủy nhựa bằng thiêu đốt hoặcchôn dưới lòng đất

Cách xử lý rác thải nhựa bằng cách chôn lấp dưới lòng đất hoặcthiêu đốt là cách làm rất phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước trên thếgiới. 

Cụ thể là theo các báo cáo củaLiên hợp quốc thì hiện nay, Trong đó chỉ có khoảng 9% nhựa là được táichế lại và 12% số đó là bị thiêu hủy, còn lại lên đến 79% các loại rác thảinhựa được xử lý xơ xài theo kiểu chôn lấp hoặc bị thải bỏ ra bên ngoài môitrường.  Còn theo Mr. Đặng Huy Đông –Nguyên Thứ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư thì ở Việt Nam có hơn 90% lượng rácthải nhựa được đem đi chôn, lấp đốt; chỉ có 10% là đem đi tái chế. 

Ưu điểm của phương thức tiêu hủy này là:

·        Xử lý nhanh gọn, tốn ít thời gian.

·        Không đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, không tốn kém nhiều chi phí.

Nhược điểm của phương thức tiêu hủy này là:

·        Việc chôn lấp các loại rác thải nhựa sẽ làm thay đổi ảnh hưởngđến tính chất của đất đai, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến khả nănggiữ nước và các chất dinh dưỡng của đất; làm cản trở quá trình khí oxy đi quađất dẫn đến các tác động không tốt cho quá trình sinh trưởng của thực vật.

·        Có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách.

·        Có thể phá hủy tầng ozone và gây thành hiệu ứng nhà kính.

·        Khi đốt các khí carbon và hydro trong nhựa kết hợp với cloruavốn có nhiều trong vậy liệu PVC hoặc có trong các loại rác thải hữu cơ tạo ra cácloại khí độc hại (dioxin, furan – 2 loại khí độc hại nhất) gây ra bệnh ung thưvà có thể dẫn đến tử vong… .

2. Phân hủy nhựa bằng cách tái chế

Nhựa được phân hủy bằng cách tái chế

Trên thực tế  không phảibất kỳ loại nhựa nào cũng có thể tái chế lại được. Chỉ có một số ít loại nhựa đượcdùng trong một số đồ vật là có thể tái chế lại được là:

·        Nhựa PETE (nhựa PET, tên đầy đủ là Polyethylene Terephthalate): cácchai nước khoáng, các chai nước ngọt có ga… .

·        Nhựa HDPE (Polyethylene tỷ trọng cao): các hộp sữa, chai dầu ăn,chai đựng các loại chất chất tẩy rửa, đồ chơi trẻ em, một số loại túi nhựa… .

·        Nhựa LDPE (Polyethylene tỷ trọng thấp): Chai lọ có thể bóp được,màng bọc co, một số loại túi nhựa gói bánh, túi nhựa tạp hóa, một vài loại quầnáo và đồ vật gia dụng,… Loại nhựa này thường rất ít khi được tái chế nhưng đangđược các nhà sản xuất phát triển việc tái chế.

·        Nhựa PP (Polypropylene): Các loại vỏ bảo vệ chống hơi nước, chốngdầu mỡ, chống hóa chất; túi nhựa trong hộp ngũ cốc; các nắp chai nhựa; hộp đựngsữa chua hoặc; bỉm; dây và băng gói đồ; túi khoai tây chiên,… Nhựa PP có thể dùngđể tái chế lại được nhưng trên thực tế hiện nay chỉ có 3% loại nhựa này là đượctái chế lại.

Còn lại là những loại nhựa ít hoặc không thể tái chế lại đượcnhư là:

·        Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride): các chai dầu ăn, màng bọc thựcphẩm, bọc xốp bọt khí dùng để bảo vệ hàng, các đồ chơi cho trẻ con và vật nuôi;thanh ống nhựa; vỏ ngoài dây cáp mạng, dây cáp điện; các vật tư lắp trong đườngống nước, giàn mắt cáo, các khung cửa sổ… . Chỉ có khoảng 1% nhựa PVC là đượctái chế lại.

·        Nhựa PS (Polystyrene): các cốc nhựa, miếng xốp mềm dùng để bảovệ sản phẩm, các khay đựng trứng, các khay đựng đồ ăn, các tấm lót cho sàn gỗ, cáclớp cách nhiệt bằng bọt cứng

Việc tái chế nhựa mang tới rất nhiều ưu điểm:

·        Có thể sử dụng đất cho các hoạt động khác, không phải tốn các diệntích đất để chôn lấp các loại rác thải nhựa.

·        Hạn chế được các tình trạng suy thoái đất, tránh gây tắc nghẽncống rãnh, tránh gây ra lũ lụt,…

·        Giảm số lượng rác thải nhựa cần phải xử lý và các chi phí xử lýrác thải nhựa

·        Giảm chi phí cho việc mua các nguyên liệu nhựa cho các hoạt độngcông nghiệp

·        Giúp giá của các sản phẩm và các nguyên liệu nhựa ổn định hơn

·        Tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cho các tàinguyên không có khả năng tái tạo như là dầu mỏ

·        Giảm áp lực mạnh đối với các vật liệu nhựa nguyên sinh, giảm sựtiêu thụ năng lượng, nước và các loại chất thải các loại khí thải và hóa chấtđộc hại trong suốt quá trình sản xuất vật liệu nguyên sinh

Bên cạnh đó, cách phân hủy nhựa này cũng tồn tại một số nhượcđiểm:

·        Chỉ áp dụng được với một số loại nhựa

·        Chất lượng sản phẩm thu được nhiều nơi còn khá thấp

·        Quá trình tái chế có thể tiêu hao nhiều năng lượng

·        Quy mô tái chế nhiều nơi còn nhỏ hẹp

·        Việc tái chế nhựa ở nhiều nơi còn lạc hậu, hiệu quả thấp, chiphí cao và có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

3. Dùng vi khuẩn phân hủy nhựa

Người ta thường sử dụng các vi khuẩn đểphân hủy các sản phẩm từ nhựa từ nguyên liệu sinh học

Cách

phân hủy nhựa bằng vi khuẩn ăn nhựa chủ yếu được sử dụng trêncác sản phẩm từ các vật liệu phân hủy sinh học. Tuy nhiên trên thế giới, cácnhà khoa học đang tập trung nghiên cứu và đã thu được một số kết quả bước đầutrong việc sử dụng vi khuẩn để phân hủy các loại nhựa truyền thống như:

·        Năm 2016, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Kyoto (Nhật Bản)đã tìm ra loại vi khuẩn Ideonella Sakaiensis có thể tiết ra 2 loại enzyme giúpphân hủy nhựa PET.

·        Năm 2018, một nữ sinh viên người Mỹ tên Morgan Vague đã tìm ra 3loại vi khuẩn tạo ra enzyme tiêu hóa có khả năng phân hủy chất dẻo là lipase.Trong đó, có 1 loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các hydrocarbon trong nhựaPET.

·        Gần đây, các nhà khoa học của Đại học Portsmouth ở Anh và phòngthí nghiệm Năng lượng Quốc gia Mỹ đã tạo ra được một loại enzyme có khả năngphân hủy nhựa bằng phương pháp đột biến. Bình thường nhựa plastic có thể phảimất 400 năm phân hủy nhưng dùng cách này có thể chỉ mất vài ngày. Hiện nay, cácnhà khoa học đang nghiên cứu để cải tiến enzyme trước khi ứng dụng cách xử lýnày một cách rộng rãi.

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now